このページの先頭ですサイトメニューここから
このページの本文へ移動
サイト内検索
本文ここから

Nơi ở và tài sản

更新日:2023年7月28日

Vui lòng đọc hết nội dung trước khi sử dụng dịch vụ.

  • Câu hỏi thường gặp là phần giới thiệu tổng quan về hệ thống luật pháp ở Nhật Bản và không cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi của từng cá nhân cụ thể. Ngoài ra, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng cá nhân, hệ thống pháp luật của Nhật Bản có thể không được áp dụng.
  • Nếu bạn muốn biết bất kỳ Câu hỏi thường gặp nào không được liệt kê ở đây, hoặc nếu bạn muốn trao đổi về nhu cầu cá nhân, vui lòng liên hệ với Dịch vụ Thông tin Đa ngôn ngữ (0570-078377). Dịch vụ sẽ cung cấp cho bạn thông tin trong Câu hỏi thường gặp và các dịch vụ tư vấn dựa trên bản chất của yêu cầu.
  • Xin lưu ý rằng Houterasu không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào có thể xảy ra do bạn cố gắng giải quyết các vấn đề cá nhân cụ thể dựa trên Câu hỏi thường gặp.

Nội dung

Hỏi 01: Nhân viên đại lý bất động sản của tôi yêu cầu tôi trả đặt cọc bảo đảm. Mục đích của khoản tiền này là gì?

Thuật ngữ “đặt cọc bảo đảm”, “tiền bảo lãnh”, “tiền thế quyền”, “tiền đặt cọc”, hay bất kỳ thuật ngữ nào được sử dụng, chỉ khoản tiền mà người thuê đưa cho chủ nhà để đảm bảo cho nghĩa vụ của người thuê (người đi thuê), ví dụ như tiền thuê nhà.

(Giải thích)
・Sau khi hợp đồng cho thuê kết thúc và người thuê rời khỏi và trả ngôi nhà cho chủ nhà, số tiền mà người thuê nợ được khấu trừ từ tiền đặt cọc bảo đảm, phần còn lại được trả cho người thuê.
・Các khoản nợ phải trả có thể được khấu trừ từ tiền đặt cọc bảo đảm bao gồm, ví dụ, tiền thuê nhà chưa trả mà chưa được thanh toán tính đến thời điểm rời khỏi ngôi nhà, và chi phí sửa chữa khi người thuê vô tình làm hỏng tường hay làm vỡ kính cửa sổ.
・Hỏng hóc tự nhiên và hao mòn thông thường, ví dụ như chiếu tatami và dụng cụ cố định đã trở nên cũ kỹ sau quá trình sử dụng bình thường trong nhiều năm, không được tính vào nợ phải trả được khấu trừ từ tiền đặt cọc bảo đảm.
・Chủ nhà thu một khoản tiền nhất định từ người thuê trong trường hợp tiền thuê nhà chưa trả, chi phí sửa chữa cho hỏng hóc do người thuê vi phạm trách nhiệm cẩn trọng, và chi phí phát sinh trong việc rời khỏi tài sản. Nếu có tiền thuê nhà chưa trả, chi phí sửa chữa, v.v..., giá trị của các khoản nợ phải trả này sẽ được khấu trừ và phần còn lại sẽ được trả cho người thuê.

00493

Hỏi 02: Tôi đã quên trả tiền thuê nhà của mình và chủ nhà của tôi yêu cầu tôi phải rời khỏi phòng của mình. Tôi có phải rời đi không?

・Việc có cần phải rời khỏi tài sản hay không phụ thuộc vào việc liệu có hay không hành vi không thanh toán tới mức mà mối quan hệ tin tưởng giữa chủ nhà và người thuê bị vi phạm.
Nếu mới chỉ quên trả tiền thuê nhà vào một lần thì sẽ không buộc bạn phải rời khỏi tài sản.

(Giải thích)
・Nếu việc không trả tiền thuê nhà chưa đến mức vi phạm mối quan hệ tin tưởng, vậy thì không được hủy hợp đồng cho thuê. Nhìn chung, việc không trả tiền thuê nhà trong ba tháng trở lên được coi là đã vi phạm mối quan hệ tin tưởng.
・Ngay cả khi có điều khoản đặc biệt quy định rằng phải rời khỏi tài sản ngay lập tức nếu quên trả tiền dù chỉ mới một lần, vậy thì vẫn có khả năng điều khoản này sẽ bị coi là vô hiệu.
・Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo ý kiến của luật sư, người công chứng tư pháp hoặc chuyên gia khác.

00547

Hỏi 03: Nghĩa vụ của người thuê trong việc khôi phục tài sản về trạng thái ban đầu là gì?

Khi một người thuê rời khỏi tài sản cho thuê, họ có nghĩa vụ hoàn trả tài sản về cùng tình trạng như lúc trước khi chuyển vào.

(Giải thích)
・Nghĩa vụ khôi phục tài sản về tình trạng ban đầu không ngụ ý rằng cần phải khôi phục tài sản về tình trạng “như mới”.
・Thiệt hại không bao gồm hao mòn do quá trình sử dụng bình thường và lợi nhuận từ tài sản, hay bất kỳ thay đổi nào do thời gian trôi qua.
・Nếu thiệt hại là do các yếu tố mà người thuê không chịu trách nhiệm, vậy thì người thuê sẽ không có nghĩa vụ phải khôi phục tài sản về trạng thái ban đầu.
・Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã ban hành tiêu chuẩn chung về phạm vi nghĩa vụ khôi phục tài sản về tình trạng ban đầu, gọi là “Các vấn đề liên quan tới việc khôi phục về tình trạng ban đầu và hướng dẫn liên quan”, tuy nhiên nội dung chi tiết sẽ phụ thuộc vào chi tiết hợp đồng giữa các bên và hoàn cảnh cá nhân, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của luật sư hoặc chuyên gia khác để biết chi tiết.

00499

Hỏi 04: Người thuê có nghĩa vụ sửa chữa như thế nào khi khôi phục tài sản về tình trạng ban đầu?

Đối với phần giảm giá trị của tòa nhà do người thuê ở hoặc sử dụng, nghĩa vụ sửa chữa được công nhận đối với phần hao mòn hoặc thiệt hại do hành động cố ý hoặc sơ suất của người thuê, việc người thuê vi phạm trách nhiệm cẩn trọng, hoặc sử dụng vào mục đích khác nằm ngoài phạm vi sử dụng bình thường.

(Giải thích)
・Mặc dù thường phát sinh nhiều vấn đề cụ thể rất khó giải quyết, song người thuê không có nghĩa vụ phải khôi phục lại bất cứ điều gì có thể xảy ra ngay cả khi người thuê vẫn sống và sử dụng tài sản một cách bình thường.
・Tuy nhiên, nếu thiệt hại do nguyên nhân cố ý hoặc sơ suất, vậy thì nghĩa vụ sửa chữa sẽ được công nhận.
・Các ví dụ điển hình bao gồm bất cẩn làm vỡ kính hoặc đục lỗ lớn trên tường do cố ý dùng đồ vật đập vào tường.

00513

Hỏi 05: Làm thế nào tôi có thể giải quyết các tranh chấp về tiếng ồn (nhạc, máy giặt, v.v...) với hàng xóm trong tòa nhà chung cư của mình?

・Điều đầu tiên cần làm đó là thảo luận giữa các bên liên quan, hoặc yêu cầu tổ chức quản lý tòa nhà (tổ dân phố) đề cập tới vấn đề này. Bạn cũng có thể sử dụng một tổ chức giải quyết tranh chấp tư nhân (tổ chức ADR).
・Nếu cách này không giải quyết được vấn đề, bạn có thể yêu cầu tòa hòa giải để xin lệnh hành chính dừng gây ồn hoặc đòi bồi thường thiệt hại.
Nếu hòa giải không thành công, cuối cùng bạn sẽ phải đệ đơn kiện dân sự.

(Giải thích)
・Nếu tổ chức quản lý nhận được nhiều khiếu nại về tiếng ồn, họ có thể lập bộ quy tắc về sinh hoạt chung, ví dụ như hạn chế thời điểm và mức có thể sử dụng của âm thanh nổi (stereo) và máy giặt, và đảm bảo rằng tổ chức quản lý phải thực thi bộ quy tắc này.
・Trong hòa giải và khởi kiện, vấn đề lớn nhất đó là liệu tiếng ồn có trong “giới hạn chấp nhận được” hay không. Nói cách khác, khi tiếng ồn vượt quá giới hạn chấp nhận được một cách khách quan đối với cuộc sống hàng ngày, vậy thì trường hợp này sẽ được coi là bất hợp pháp và sẽ chấp thuận yêu cầu về lệnh cấm hoặc đòi bồi thường thiệt hại.
・Việc tiếng ồn có nằm trong “giới hạn chấp nhận được” hay không sẽ được xác định dựa trên việc cân nhắc toàn diện về hoàn cảnh, ví dụ như mối quan hệ với các giá trị định mức trong quy định của chính quyền, mức độ ồn, thời gian trong ngày, lợi ích bị xâm phạm và mức độ xâm phạm.

01728

サブナビゲーションここから

Legal Information for Foreign Nationals(外国人のみなさまへ)

このページを見ている人は
こんなページも見ています


以下フッタです
ページの先頭へ