このページの先頭ですサイトメニューここから
このページの本文へ移動
サイト内検索
本文ここから

Khoản nợ và Khoản vay

更新日:2023年7月28日

Vui lòng đọc hết nội dung trước khi sử dụng dịch vụ.

  • Câu hỏi thường gặp là phần giới thiệu tổng quan về hệ thống luật pháp ở Nhật Bản và không cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi của từng cá nhân cụ thể. Ngoài ra, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng cá nhân, hệ thống pháp luật của Nhật Bản có thể không được áp dụng.
  • Nếu bạn muốn biết bất kỳ Câu hỏi thường gặp nào không được liệt kê ở đây, hoặc nếu bạn muốn trao đổi về nhu cầu cá nhân, vui lòng liên hệ với Dịch vụ Thông tin Đa ngôn ngữ (0570-078377). Dịch vụ sẽ cung cấp cho bạn thông tin trong Câu hỏi thường gặp và các dịch vụ tư vấn dựa trên bản chất của yêu cầu.
  • Xin lưu ý rằng Houterasu không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào có thể xảy ra do bạn cố gắng giải quyết các vấn đề cá nhân cụ thể dựa trên Câu hỏi thường gặp.

Nội dung

Hỏi 01: Tôi muốn hợp nhất các khoản nợ của mình. Có các phương pháp nào?

Sau đây là các phương pháp hợp nhất nợ chính. (1) Thu xếp tự nguyện (2) Thủ tục phá sản (3) Thủ tục phục hồi cá nhân (4) Hòa giải đặc biệt

(Giải thích)
・Thuật ngữ “nợ kép” chỉ tình huống mà trong đó một người vay thêm để hoàn trả các khoản nợ trước đó. Nếu bạn rơi vào tình huống như vậy và bạn không thể hoàn trả khoản nợ của mình, bạn cần thu xếp một kế hoạch hợp nhất nợ càng sớm càng tốt.
・Hợp nhất nợ là quá trình sắp xếp lại các khoản nợ và xây dựng lại tình hình tài chính của người nợ bằng cách sử dụng Đạo luật Hạn chế Lãi suất và các luật về thủ tục (như Đạo luật Phá sản) để giảm, miễn trừ hoặc hoãn thanh toán khoản nợ.
(1) Thu xếp tự nguyện: Đây là phương pháp mà trong đó người nợ yêu cầu một chuyên gia, ví dụ như luật sư hoặc người công chứng tư pháp, đàm phán với các chủ nợ của họ để xác định số nợ (nếu áp dụng lãi suất cao thì có thể giảm số nợ đi đáng kể hoặc có thể đòi lại tiền) và đạt được thỏa thuận về số tiền thanh toán hàng tháng có thể trả được.
(2) Thủ tục phá sản: Đây là quy trình tại tòa án nhằm mục đích yêu cầu tòa giải trừ khoản nợ khi người nợ không thể trả được.
(3) Thủ tục phục hồi cá nhân: Đây là quy trình tại tòa án mà trong đó một người gặp khó khăn trong việc hoàn trả khoản nợ của mình sẽ được miễn các khoản nợ còn lại sau khi hoàn trả một số tiền nhất định.
(4) Hòa giải đặc biệt: Đây là một thủ tục tại tòa án mà trong đó tòa can thiệp vào giữa chủ nợ và người nợ để xác định số tiền nợ và đạt được thỏa thuận về số tiền thanh toán hàng tháng có thể trả được.
・Mô tả về những thủ tục này chỉ mang tính chất tóm lược chứ chưa phải là định nghĩa chính xác. Mỗi thủ tục có ưu nhược điểm riêng, vì thế tốt hơn là nên so sánh các thủ tục và thảo luận mối lo ngại của bạn với luật sư, người công chứng tư pháp hoặc chuyên gia khác để xác định xem đâu là thủ tục tốt nhất cho bạn.

00790

Hỏi 02: Phá sản cá nhân là gì?

・Phá sản cá nhân là thủ tục phá sản được tiến hành theo kiến nghị của một cá nhân khi người đó không thể hoàn trả các khoản nợ của mình.
Khi cá nhân người nợ đệ trình kiến nghị tiến hành thủ tục phá sản, thì cùng thời điểm đó họ cũng được coi như đã đệ trình kiến nghị xin cấp giải trừ.

(Giải thích)
・Nếu người bị phá sản không còn tài sản (di sản khi phá sản) tại thời điểm tiến hành thủ tục phá sản và rõ ràng là không có căn cứ để từ chối cấp giải trừ, thủ tục phá sản sẽ được chấm dứt ngay khi đưa ra quyết định tiến hành thủ tục phá sản, khi đó vụ việc sẽ chuyển sang thủ tục giải trừ.
・Nếu giá trị của tài sản thuộc về di sản khi phá sản được dự kiến sẽ vượt quá chi phí tố tụng, hoặc nếu nghi ngờ có căn cứ để từ chối cấp giải trừ, thì tòa án sẽ bổ nhiệm một người quản lý tài sản phá sản theo ý của mình.
・Vụ việc mà có bổ nhiệm người quản lý tài sản phá sản bị chấm dứt khi tòa án quyết định kết thúc thủ tục phá sản sau khi người quản lý tài sản phá sản xác định và phân phối tài sản thuộc về di sản khi phá sản và báo cáo với hội nghị các chủ nợ.
・Người bị phá sản có thể tự do sử dụng tối đa 990.000 yên trong tiền mặt thuộc về di sản khi phá sản (tài sản tự do).
・Nếu có căn cứ để từ chối cấp giải trừ thì không thể xin giải trừ. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc hoàn cảnh dẫn tới quyết định tiến hành thủ tục phá sản và tất cả các hoàn cảnh khác, tòa án có thể cấp giải trừ ngay cả khi có căn cứ từ chối.
・Căn cứ để từ chối giải trừ bao gồm đánh bạc, chi tiêu lãng phí cho giải trí, nhận vay qua phương thức gian lận, nộp tài liệu giả cho tòa án, v.v...
・Sau khi phê duyệt cấp giải trừ, người bị phá sản sẽ không phải hoàn trả bất kỳ khoản nợ nào sau khi tiến hành thủ tục phá sản, ngoại trừ các khoản như cấp dưỡng nuôi con, thuế và phạt. Ngoài ra, họ sẽ được miễn mọi hạn chế của pháp luật về tính đủ điều kiện.
・Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo ý kiến của luật sư, người công chứng tư pháp hoặc chuyên gia khác. (Bạn cũng có thể kiểm tra với tòa án quận để biết các tài liệu và thủ tục cần thiết để đệ trình kiến nghị.)


 00793

Hỏi 03: Trong quá khứ, tôi đã từng nộp đơn xin phá sản cá nhân. Tôi có thể được cấp giải trừ lại không?

・Theo Đạo luật Phá sản, quy tắc là nếu chưa qua 7 năm kể từ lần giải trừ cuối cùng, bạn sẽ không thể xin giải trừ.
Tuy nhiên, ngay cả khi chưa qua 7 năm, có các trường hợp mà tòa án sẽ cấp giải trừ sau khi cân nhắc tất cả hoàn cảnh.

(Giải thích)
・Đạo luật Phá sản cho phép cấp giải trừ miễn là các căn cứ đề từ chối cấp giải trừ chưa được đáp ứng.
・Việc từng nhận được giải trừ trong vòng 7 năm qua cấu thành căn cứ để từ chối cấp giải trừ. Do đó, quy tắc là bạn sẽ không được cấp giải trừ trong các trường hợp như vậy.
・Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp có căn cứ để từ chối cấp giải trừ, tòa án có thể cấp giải trừ theo ý mình nếu tòa nhận thấy việc đó là phù hợp sau khi cân nhắc tất cả hoàn cảnh, bao gồm hoàn cảnh dẫn đến phá sản lần hai.
・Bằng cách này, ngay cả khi bạn từng nhận được giải trừ trong vòng 7 năm qua, bạn vẫn có thể nhận được giải trừ tùy ý trong các trường hợp ngoại lệ. Vui lòng tham khảo ý kiến của luật sư để xác định khả năng nhận được giải trừ tùy ý.

00795

Hỏi 04: Thu xếp tự nguyện là gì?

Thu xếp tự nguyện là một thủ tục, trong đó các bên liên quan thảo luận riêng và hợp nhất các khoản nợ mà không thông qua một tổ chức công như tòa án.

(Giải thích)
・Thỏa thuận tự nguyện bao gồm việc luật sư hoặc người công chứng tư pháp có chứng nhận được yêu cầu gửi thông báo tới bên cho vay (công ty cấp tài chính) và yêu cầu tiết lộ lịch sử giao dịch có liên quan. Trong nhiều trường hợp, sau đó, các bên đạt thỏa thuận hoàn trả số gốc còn lại, được tính lại dựa trên lãi suất quy định theo Đạo luật Hạn chế Lãi suất, trả từng phần trong thời hạn 3 đến 5 năm.
・Thu xếp tự nguyện không làm phát sinh các hạn chế về mặt pháp lý khác đối với tính đủ điều kiện như phá sản cá nhân.
・Chủ nợ không có nghĩa vụ phải đồng ý với nội dung thảo luận.


 01424

Hỏi 05: Tôi tiến hành thu xếp tự nguyện, nhưng lại đang gặp khó khăn trong việc tiếp tục thanh toán. Tôi nên làm gì?

Dựa trên tình hình tài chính hiện tại của bạn (cán cân thu nhập và chi phí) và số tiền bạn có thể đủ khả năng trả lại, bạn có thể chọn phương án phá sản cá nhân, phục hồi dân sự, thu xếp tự nguyện theo cách khác hoặc hòa giải đặc biệt.

(Giải thích)
・Nếu tình hình tài chính tại thời điểm bạn chọn thu xếp tự nguyện bị suy giảm sau đó, bạn sẽ cần cân nhắc thủ tục hợp nhất nợ dựa trên tình hình tài chính mới của bạn.
・Nếu có một phần tiền mà bạn có thể thanh toán, và nếu có thể thảo luận với chủ nợ để sửa đổi kế hoạch hoàn trả thì có thể tiến hành thu xếp tự nguyện theo cách khác hoặc nộp đơn xin hòa giải.
・Trường hợp có thể thanh toán khoản nợ nếu số nợ được giảm đi đáng kể, bạn có thể cân nhắc đệ trình kiến nghị xin phục hồi dân sự.
・Trường hợp bạn không có hoặc còn rất ít tiền để trả nợ, bạn có thể cân nhắc đệ trình kiến nghị xin phá sản cá nhân.
・Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo ý kiến của luật sư, người công chứng tư pháp hoặc chuyên gia khác.

01941

Hỏi 06: Phục hồi cá nhân là loại thủ tục nào?

Đây là thủ tục phục hồi dân sự được các cá nhân sử dụng khi đang gặp khó khăn trong việc trả nợ.

(Giải thích)
・Thủ tục phục hồi cá nhân là một thủ tục mà trong đó người đang gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ lập một kế hoạch phục hồi để giảm tổng nợ phải hoàn trả và hoàn trả số nợ đã giảm thành từng đợt trong một khoảng thời gian, thường là 3 năm, và nếu tòa án chấp thuận kế hoạch sau khi nghe ý kiến của các chủ nợ thì số nợ còn lại (trừ một số khoản nợ như cấp dưỡng nuôi con và thuế) sẽ được giải trừ sau khi thực hiện hoàn trả theo kế hoạch.
・Thủ tục phục hồi cá nhân bao gồm
1. Phục hồi cho cá nhân có khoản nợ quy mô nhỏ
Để sử dụng thủ tục này, phải đáp ứng các điều kiện sau.
・Tổng nợ (không gồm tài sản thế chấp) phải dưới 50 triệu yên
・Người nộp đơn phải có triển vọng kiếm được thu nhập liên tục trong tương lai
2. Phục hồi cho người lao động có lương
Thủ tục này chủ yếu nhắm tới người lao động có lương. Để sử dụng thủ tục này, phải đáp ứng các điều kiện sau bên cạnh các điều kiện tại mục 1.
・Thu nhập của người nộp đơn phải ổn định, được trả dưới hình thức lương, v.v...
・Đối với những người có nợ thế chấp bên cạnh nợ từ công ty tài chính tiêu dùng, v.v..., có thể bổ sung các quy định đặc biệt đối với tài sản thế chấp. Tuy nhiên, không như nợ khác, trường hợp này không thể giảm tổng số tiền hoàn trả đối với tài sản thế chấp.
・Số tiền tối thiểu phải được trả lại cho chủ nợ là như sau (số tiền tối thiểu phải được trả lại có thể thay đổi tùy vào tình hình tài chính của người nộp đơn, v.v...).
1. Trường hợp phục hồi cho cá nhân có khoản nợ quy mô nhỏ:
Để tính xấp xỉ, nếu tổng nợ (không gồm tài sản thế chấp)
Thấp hơn 1 triệu yên: Toàn bộ khoản nợ
Từ 1 triệu yên lên đến mức 5 triệu yên: 1 triệu yên
Trên 5 triệu yên lên đến mức 15 triệu yên: 1/5 tổng nợ
Trên 15 triệu yên lên đến mức 30 triệu yên: 3 triệu yên
Trên 30 triệu yên lên đến mức 50 triệu yên: 1/10 tổng nợ
2. Trường hợp phục hồi cho người lao động có lương
Số lớn hơn sau khi so sánh số tính ở mục 1 với số thu nhập khả dụng của người nộp đơn (tổng thu nhập của người nộp đơn trừ đi thuế và chi phí sinh hoạt tối thiểu) trong 2 năm
*Nếu sử dụng các quy định đặc biệt đối với khoản vay thế chấp, phần thế chấp phải được trả riêng so với khoản thanh toán trên.
・Vui lòng tham khảo ý kiến của luật sư hoặc chuyên gia khác xem nên sử dụng phương án phục hồi cho cá nhân có khoản nợ quy mô nhỏ hay phục hồi cho người lao động có lương cũng như số tiền hoàn trả thực tế ở từng phương án.
・Từ lúc bắt đầu thủ tục phục hồi đến khi phê duyệt kế hoạch phục hồi, bạn cần phải tuân thủ lịch biểu quy định tiến hành thủ tục. Ngoài ra, cần lưu ý rằng nếu bạn không thể thanh toán trong thời hạn hoàn trả thì kế hoạch phục hồi có thể bị hủy bỏ và bạn có thể phải trả toàn bộ nợ gốc.


 00802

Hỏi 07: Sau bao nhiêu năm thì các khoản nợ và lãi bị hủy theo nguyên tắc hết thời hạn quy định?

Quy tắc chung là khoản nợ bị hủy theo nguyên tắc hết thời hạn quy định sau 5 năm kể từ ngày đáo hạn (ngày thanh toán khoản nợ và lãi).
Tuy nhiên, việc giới hạn thời gian đã qua không đồng nghĩa rằng khoản nợ và lãi (nợ phải trả) được tự động hủy. Để hủy một khoản nợ, người nợ cần phải bày tỏ ý định viện dẫn tới nguyên tắc hủy do hết thời hạn quy định (để khẳng định dữ kiện thực tế vì lợi ích của chính họ) sau khi hết thời hạn quy định.
[Đối với nợ phải trả (các khoản nợ và lãi) phát sinh trước ngày hiệu lực của Luật Dân sự sửa đổi (01/04/2020),] khoản nợ và lãi từ cá nhân và hiệp hội tín dụng mà không được tổ chức như công ty sẽ bị hủy theo nguyên tắc hết thời hạn quy định sau 10 năm. (Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp này, nếu bên vay là thương nhân, thời hạn quy định sẽ là 5 năm.)

(Giải thích)
・Quyền yêu cầu trả tiền (yêu cầu thanh toán tiền) bị hủy theo nguyên tắc hết thời hạn quy định khi “đã qua 5 năm kể từ thời điểm chủ nợ nhận thức được rằng quyền này có thể được thực hiện” hoặc “đã qua 10 năm kể từ thời điểm chủ nợ có thể thực hiện quyền này”, trừ khi được quy định khác trong Luật Dân sự hoặc các luật khác.
・Theo thỏa thuận cho vay, bên cho vay có thể yêu cầu bên vay thanh toán khoản nợ và lãi khi đến ngày đáo hạn. Do đó, nguyên tắc hủy do hết thời hạn hiệu lực sẽ được hoàn thành khi đã qua 5 năm kể từ ngày bên cho vay biết rằng ngày đáo hạn đã đến, hoặc đã qua 10 năm kể từ ngày đáo hạn.
・Tuy nhiên, ví dụ, nếu bên vay trả một phần khoản nợ sau khi đến ngày đáo hạn, thời hạn quy định sẽ chuyển thành 0 và thời hạn quy định mới sẽ bắt đầu tính lại. Trường hợp này được gọi là “gia hạn thời hạn quy định”.
・Bên cạnh đó, ví dụ, nếu bên cho vay đệ đơn kiện đòi thanh toán khoản nợ và lãi sau khi đến ngày đáo hạn, việc hoàn thành thời hạn quy định sẽ bị tạm hoãn cho tới khi có phán quyết cuối cùng. Ngoài ra, nếu tòa án ra phán quyết cuối cùng phê duyệt yêu cầu thanh toán của bên cho vay, thời hạn quy định sẽ được gia hạn. Trong các trường hợp như vậy, thời hạn quy định sẽ là 10 năm kể từ lúc ra phán quyết cuối cùng.
・Vấn đề thời hạn quy định đòi hỏi phán quyết đặc biệt cẩn thận về mặt pháp lý. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo ý kiến của luật sư, người công chứng tư pháp hoặc chuyên gia khác.

00773

Hỏi 08: Tôi có thể xem thông tin tín dụng của mình không?

Bạn có thể xem thông tin này tại cục tín dụng mà tổ chức tài chính làm việc với bạn là thành viên.

(Giải thích)
・Cục tín dụng được thành lập và sử dụng bởi ngành thẻ tín dụng, ngân hàng và tài chính tiêu dùng.
・Bạn có thể kiểm tra thông tin được đăng ký của mình tại bất kỳ cục tín dụng nào, nhưng mỗi cục sẽ có các phương thức và thủ tục khác nhau.
・Để biết thêm thông tin về thủ tục, vui lòng kiểm tra với cục có liên quan.

00764

Hỏi 09: Nếu tôi đã trả lãi suất cao hơn, tôi có thể đòi lại không?

Lãi phải trả (15-20%/năm) được tính dựa trên Đạo luật Hạn chế Lãi suất và nếu bạn đã trả quá mức này, bạn có thể đòi lại số tiền đó.

(Giải thích)
・Đạo luật Hạn chế Lãi suất quy định giới hạn trên sau đây đối với lãi vay.
1. Nợ gốc dưới 100.000 yên: 20%/năm
2. Nợ gốc từ 100.000 trở lên nhưng dưới 1 triệu yên: 18%/năm
3. Nợ gốc từ 1 triệu yên trở lên: 15%/năm
・Ngay cả khi bạn hứa trả lãi vượt giới hạn này, mọi lời hứa hẹn về số tiền vượt mức đều vô hiệu.
・Nếu bạn trả lãi cho số tiền vượt mức, số tiền vượt mức sẽ được tính vào nợ gốc. Hệ quả là nợ gốc sẽ giảm.
・Tiền mà bên vay tiếp tục thanh toán kể cả sau khi nợ gốc được giảm về 0 được coi là số tiền mà bên cho vay (công ty cấp tài chính) đã có được mà không có cơ sở pháp lý (làm giàu bất chính) và bên vay có thể đòi trả lại số tiền trả thừa.
・Tuy nhiên, trước ngày 17/06/2010, nếu bên cho vay (công ty cấp tài chính) cấp khoản vay ở lãi suất 29,2%/năm hoặc thấp hơn, khoản vay tuân theo thủ tục nêu trong Đạo luật về Lĩnh vực Cho vay Tiền, và bên vay đồng ý trả lãi suất hứa hẹn mà không bị ép buộc, khi đó họ phải trả lãi (quy định hoàn trả mặc nhiên). Tuy nhiên, quy định hoàn trả mặc nhiên đã bị bãi bỏ vào ngày 18/06/2010.


 00820

Hỏi 10: Tôi vay tiền từ một bên cho vay nặng lãi. Tôi nên làm gì?

・Không có yêu cầu pháp lý về việc hoàn trả số tiền.
・Thực hiện hành động pháp lý và không liên hệ lại với họ. Nếu bạn cung cấp số điện thoại của nơi làm việc, họ hàng của bạn, v.v... khi vay tiền, bạn nên báo trước cho họ biết rằng họ nên có hành động cứng rắn trước bất kỳ hành vi quấy rối nào từ phía bên cho vay nặng lãi và tuyệt đối không trả lại tiền.
Nếu hoạt động thu nợ trái phép vẫn tiếp tục, hãy tham khảo ý kiến của cảnh sát, luật sư hoặc người công chứng tư pháp.

(Giải thích)
・“Bên cho vay nặng lãi” là tội phạm cho vay tiền, đòi thanh toán, và nhận lãi ở mức lãi suất trên 20%/năm (29,2%/năm trước ngày 17/06/2010) theo quy định của Đạo luật Quy định việc Tiếp nhận các Khoản đóng góp, Biên lai Tiền gửi, và Lãi suất Đầu tư. Đây là hành vi phạm tội mà phải chịu hình phạt nặng.
・Hành vi bên cho vay nặng lãi cho vay tiền có thể được nhìn nhận đơn giản là cơ hội đòi lãi quá mức dưới vỏ bọc của một khoản vay. Theo “Học thuyết bàn tay sạch”, luật pháp không trao quyền lực của mình cho những kẻ vi phạm pháp luật, được phản ánh trong các quy định về thực hiện vì nguyên nhân bất hợp pháp (Điều 708 của Luật Dân sự), trong đó quy định rằng người đã thực hiện một nghĩa vụ vì lý do bất hợp pháp không được đòi hoàn trả điều đã cung cấp, và do đó được coi là không có nghĩa vụ hoàn trả hợp pháp.
・Có nhiều trường hợp mà trong đó bên cho vay nặng lãi sẽ yêu cầu số điện thoại của người sử dụng lao động, họ hàng, v.v... khi cho vay tiền, sau đó cố ép buộc trả tiền bằng hành vi quấy rối trong trường hợp không thanh toán hoặc có hành động pháp lý. Đòi tiền vào sáng sớm hoặc tối muộn, hoặc yêu cầu tiền từ người không có nghĩa vụ trả nợ, là hành vi bị nghiêm cấm theo Đạo luật về Lĩnh vực Cho vay Tiền, và là hành vi không thể chấp nhận được về mặt xã hội, hành vi này sẽ phải chịu phạt.
・Nhượng bộ trước đe dọa của bên cho vay nặng lãi hoặc không có hành động kiên quyết chống lại họ sẽ khiến bạn không thể cắt đứt mối liên hệ này. Thực hiện hành động pháp lý kiên quyết và tránh mọi hành động tiếp tục liên hệ với họ.


 00783

Hỏi 11: Trách nhiệm của người đồng bảo lãnh là gì?

Người đồng bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả ngay lập tức mọi khoản nợ nếu người nợ gốc không thể hoàn trả nợ khi đáo hạn.

(Giải thích)
・Đồng bảo lãnh có nghĩa là bảo lãnh mà trong đó có người chịu trách nhiệm liên đới và riêng lẻ về khoản nợ cùng với người nợ gốc.
・Người bảo lãnh chịu trách nhiệm về hoàn trả không chỉ khoản nợ gốc, mà còn cả lãi, phạt và thiệt hại gắn liền với khoản nợ gốc.
・Tuy nhiên, nếu nợ phải trả bảo lãnh lớn hơn nghĩa vụ gốc, số này sẽ được giảm về giới hạn của khoản nợ gốc. Nói cách khác, số nợ này không được lớn hơn khoản nợ gốc.
・Ngoài ra, nợ phải trả của người bảo lãnh sẽ không được tăng lên ngay cả khi khoản nợ gốc tăng lên sau khi ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh.
・Bảo lãnh chung cũng là bảo lãnh, nhưng điểm khác biệt đáng kể nhất so với bảo lãnh thường đó là không có quyền bào chữa trước yêu cầu hoặc dẫn chiếu.
・Quyền bào chữa yêu cầu là quyền được yêu cầu, trong trường hợp chủ nợ đột ngột đưa ra yêu cầu đòi bên bảo lãnh hoàn trả khi chưa gửi yêu cầu cho người nợ gốc, rằng chủ nợ phải gửi yêu cầu cho người nợ gốc trước.
・Quyền bào chữa dẫn chiếu là quyền yêu cầu, kể cả sau khi chủ nợ đã gửi yêu cầu đòi bên bảo lãnh hoàn trả, rằng chủ nợ trước tiên phải thi hành với tài sản của người nợ gốc bằng cách chứng minh rằng người nợ gốc có phương tiện tài chính để trả nợ và rằng việc thi hành với tài sản của người nợ gốc sẽ dễ thực hiện hơn.
・Người đồng bảo lãnh không có quyền bào chữa yêu cầu hay dẫn chiếu nên họ không thể từ chối yêu cầu hoàn trả đột ngột vào ngày đến hạn bất kể đã gửi yêu cầu thanh toán tới người nợ gốc hay chưa hoặc tình trạng thi hành.
・Khi trở thành người bảo lãnh, thường thì sẽ có một quy định đặc biệt về việc trở thành người đồng bảo lãnh.


 00737

Hỏi 12: Tôi có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của gia đình tôi không?

Việc đơn thuần là thành viên của gia đình người nợ không làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ.

(Giải thích)
・Nếu bạn là người bảo lãnh trong một thỏa thuận cho vay, bạn sẽ có nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra, hợp đồng cấp bảo lãnh sẽ không có hiệu lực trừ khi được lập bằng văn bản.
・Do các cặp đôi kết hôn chịu trách nhiệm liên đới và riêng lẻ về các khoản nợ hàng ngày của hộ gia đình (thanh toán tiền ăn uống, quần áo, thuê nhà, điện, gas, nước, v.v... của gia đình), quy tắc chung là ngay cả khi chỉ có một thành viên trong cặp đôi ký vào hợp đồng, người kia cũng không được từ chối trả nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp cặp đôi đã và đang sống ly thân được một khoảng thời gian dài và có chi phí sinh hoạt riêng lẻ, đến mức họ không còn có đời sống chung với nhau, vậy thì có khả năng là nguyên tắc này sẽ không áp dụng.
・Thành viên gia đình không có nghĩa vụ hoàn trả các khoản nợ thay cho thành viên gia đình khác, ngay cả khi khoản nợ có thể là do tình trạng nghiện đánh bạc, rượu hay ma túy. Việc trả khoản thanh toán đó thay cho thành viên gia đình có thể dẫn đến vấn đề tốn nhiều thời gian hơn để giải quyết. Điều quan trọng là phải loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của khoản nợ bằng cách thảo luận với cá nhân liên quan và tiến hành điều trị chứng nghiện tại một cơ sở y tế chuyên khoa.
・Để biết thông tin về điều trị chứng nghiện và hỗ trợ phục hồi sau chứng nghiện, vui lòng liên hệ với trung tâm sức khỏe cộng đồng hoặc trung tâm phúc lợi sức khỏe tâm thần tại địa phương của bạn.
・Nếu bạn đang phải khổ sở do bị yêu cầu hoàn trả khoản nợ của thành viên gia đình, hãy tham khảo ý kiến của luật sư, người công chứng tư pháp hoặc chuyên gia khác.


 00771

Hỏi 13: Tôi không thể lấy lại số tiền mà người ta nợ tôi. Tôi nên làm gì?

・Có một cách là gửi thông báo tới người nợ qua đường thư bảo đảm.
Nếu người nợ không phản hồi thông báo, bạn có thể sử dụng các thủ tục pháp lý như yêu cầu thanh toán, hòa giải dân sự, khởi kiện dân sự hoặc đòi thanh toán trước tòa tiểu tụng.

(Giải thích)
・Để tịch thu tài sản của bên kia, cần phải có tài liệu chính thức công nhận quyền của bạn (quyền đối với nghĩa vụ), ví dụ như phán quyết hay tuyên bố giải quyết của tòa, hoặc tài liệu công chứng chứa các quy định cho phép thi hành bắt buộc.
・Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo ý kiến của luật sư, người công chứng tư pháp hoặc chuyên gia khác.

00867

Hỏi 14: Tôi cho một người bạn vay tiền mà không lập IOU (giấy nhận nợ). Loại thỏa thuận này có hợp lệ không?

Thỏa thuận này hợp lệ. Thỏa thuận cho vay hoặc vay tiền (thỏa thuận cho vay) có thể được giao kết ngay cả khi không soạn thỏa thuận bằng văn bản.

(Giải thích)
・Để đòi hoàn trả qua thủ tục pháp lý, cần phải chứng minh rằng đã có lời hứa hoàn trả tiền hoặc đã giao tiền.
・Theo thông lệ, người ta sử dụng IOU (giấy nhận nợ) để chứng minh điều này.
・Sau khi lập thỏa thuận, nếu bên vay không hoàn trả khoản vay hoặc từ chối chính thỏa thuận thì cần bằng chứng giao kết thỏa thuận để lấy lại tiền. Trong các trường hợp như vậy, IOU (giấy nhận nợ) có thể đóng vai trò là bằng chứng mạnh, vì vậy tốt hơn là nên soạn thảo IOU (giấy nhận nợ) khi lập thỏa thuận cho vay.
・Nếu không có bằng chứng trực tiếp về khoản vay thì phải sử dụng bằng chứng gián tiếp chứng minh sự tồn tại của khoản vay để đòi hoàn trả khoản vay trước tòa án.
・Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo ý kiến của luật sư hoặc chuyên gia khác.


 00864

Hỏi 15: Trong IOU (giấy nhận nợ) nên có loại thông tin nào?

Thường thì trong IOU (giấy nhận nợ) có những thông tin sau.
(1) Tên của cả bên cho vay và bên vay
(2) Giá trị của khoản vay
(3) Ngày đáo hạn hoàn trả
(4) Nếu tính lãi thì ghi lãi suất
(5) Ngày lập thỏa thuận
(6) Chữ ký và con dấu của bên cho vay và bên vay

(Giải thích)
・Thỏa thuận cho vay hoặc vay tiền được gọi là thỏa thuận cho vay, còn tài liệu chứng minh thỏa thuận này thường được gọi là IOU (giấy nhận nợ).
・Với việc soạn chi tiết trong thỏa thuận cho vay ra văn bản, ví dụ như IOU (giấy nhận nợ), ta có thể chứng minh rằng cả bên vay và bên cho vay đều đã thống nhất về thời điểm vay, số tiền vay và tiến độ hoàn trả khoản vay.
・Về nguyên tắc, thỏa thuận cho vay được giao kết bằng cách chuyển giao đối tượng vay, ví dụ như tiền, cho bên vay. Tuy nhiên, trong trường hợp thỏa thuận bằng văn bản về cho vay tiêu dùng, ví dụ như IOU (giấy nhận nợ), thỏa thuận có hiệu lực khi bên cho vay hứa hẹn giao tiền, v.v... cho bên vay và bên vay hứa hẹn trả lại cùng loại, chất lượng và số lượng cho bên cho vay, ngay cả khi thực tế không có việc chuyển giao tiền, v.v...


 00862

Hỏi 16: Tôi là một người có quốc tịch nước ngoài và tôi đã nhận được yêu cầu nộp thuế cư trú, nhưng hiện tại tôi đang thất nghiệp và không thể nộp khoản thuế này. Tôi nên làm gì?

・Người có quốc tịch nước ngoài đã sống ở Nhật Bản được hơn một năm tính đến ngày 01/01 của năm hiện tại và có địa chỉ hoặc được phân loại là cư dân thì phải nộp thuế cư trú.

Nếu bạn không nộp thì bạn sẽ bị tính phí nộp muộn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc nộp thuế, vui lòng liên hệ với văn phòng địa phương. Một số địa phương có hệ thống nộp thuế lưu trú thành từng đợt, vì vậy hãy trao đổi lại điều này tại quầy tư vấn.

 

(Giải thích)

・Những loại thuế này được tính dựa trên thu nhập của năm trước, vậy nên người có quốc tịch nước ngoài lần đầu nhập cảnh vào Nhật Bản sẽ không phải nộp thuế cư trú trong năm này. Tuy nhiên, nếu bạn rời khỏi Nhật Bản trước cuối tháng 12, bạn sẽ cần nộp mọi khoản thuế chưa nộp trước thời điểm đó. Người có quốc tịch nước ngoài ở Nhật Bản được dưới một năm và được phân loại là người không cư trú được miễn loại thuế này và không phải nộp thuế cư trú.


03819

サブナビゲーションここから

Legal Information for Foreign Nationals(外国人のみなさまへ)


以下フッタです
ページの先頭へ